Trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”, tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu, hôm nay, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRI) phối hợp với Nhà tài trợ EU và Đại học lâm nghiệp Việt Nam, tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án năm thứ Ba với chủ đề “EUDR và những hàm ý đối với các nhà sản xuất cả phê nhỏ của Việt Nam”, là sự kiện để SRD báo cáo các kết quả hoạt động chính của năm thứ Ba của Dự án.
Tham dự có: Đại diện của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam: Ông Rui Ludovino, Tham Tán Thử Nhất và Bà Brenda Candries, Quản lý Chương trình, Phái đoàn EU tại Việt Nam.
Ông Bùi Thế Đồi, Phó Hiệu trưởng, Đại học Lâm Nghiệp và Bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Quảng Trị. Đại diện Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam
Các đại biểu từ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất Cà phê, Hiệp hội Cà phê Ca cao, các TCXH, các tổ chức quốc tế từ Hà nội và các Địa phương.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 là cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Hiệp định EVFTA cũng đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển bền vững được quy định trong Chương 13 của EVFTA “Thương mại phát triển bền vững (TSD)” gồm 17 Điều, chia thành 5 nhóm nội dung chính, thúc đẩy phát triển bền vững ở những lĩnh vực khác nhau, trong đó có 5 điều về môi trường,
Gần đây nhất, EU đã ban hành Quy định chuỗi các sản phẩm không gây mất rừng, suy thoái rừng được phép nhập khẩu vào EU gọi tắt là EUDR và luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2025, với dữ liệu cơ sở về rừng là 1/1/2021. EUDR mang nhiều nội dung tác động đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang EU trong đó có Cà phê.
Nhận thấy yêu cầu của EVFTA Chương 13 và EUDR là hết sức quan trọng đối với các nông dân SX cả phê của Việt Nam, SRD đã phối hợp cán bộ nòng cốt của Bộ TNMT trong Ủy ban PTBV Việt Nam về EVFTA, để xây dựng Bộ chỉ số đánh giá về môi trường cho sản phẩm cà phê theo yêu cầu của Chương 13 EVFTA. SRD cũng đã phối hợp với ba Tổ chức Xã hội là Hội Chủ rừng Việt Nam (VIFOKA), Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Đa dạng sinh học Nghệ An (CEBR) và Viện Quản lý rừng bền vững (SFMI) để xây dựng Bộ chỉ số cơ bản của EUDR áp dụng cho sản phẩm cà phê. Chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu tại hiện trưởng, đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu Chương B3 EVFTA và EUDR cho các nhà sản xuất cà phê Arabica ở ba tỉnh: Sơn La, Nghệ An và Lâm Đồng.