Đến tham dự có đại diện: VIFA, Hội lâm nghiệp Thanh Hoá, Vườn Quốc Gia Bến En. đại diện Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá, các hạt kiểm lâm huyện, UBND huyện, xã, và người dân trên địa bàn dự án thực hiện.
Ông Đinh Đức Thuận, giám đốc dự án thông tin: Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong việc giám sát chương trình REDD+ tại Việt Nam” với sự tài trợ của Liên Minh Châu Âu đã được thực hiện từ tháng 9/2020.
Sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả quan trọng như: Thiết lập và vận hành mạng lưới FCIM các cấp tại khu vực thí điểm tại tỉnh Nghệ An. Tổ chức các khóa đào tạo sử dụng phần mềm Terra-I, GPS và điện thoại thông minh để giám sát thay đổi rừng. Tổ chức các cuộc đối thoại với cơ quan quản lý các cấp Tổ chức 1 diễn đàn lâm nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ. Trong bối cảnh trên, với kết quả thí điểm tốt đã đạt được của mô hình FCIM tại Nghệ An, việc nghiên cứu khả năng áp dụng và nhân rộng mô hình này là hết sức cần thiết, nhằm tạo điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động xây dựng và tuyên truyền về mạng lưới giám sát độc lập sự thay đổi rừng (FCIM) cho các địa phương khác trong thời gian tới.
Cho biết về mục tiêu thực hiện dự án tại Thanh Hóa, nhóm nghiên cứu cho rằng: Đánh giá khả năng áp dụng mô hình FCIM vào công tác giám sát thay đổi rừng của tỉnh Thanh Hóa trên các khía cạnh sau: Mức độ sẵn sàng thực hiện của các bên liên quan Khả năng về nhân lực Khả năng về tài chính Khả năng về kỹ thuật, công nghệ giám sát rừng Khuyến nghị các giải pháp để có thể áp dụng và nhân rộng mô hình FCIM tại Thanh Hóa.
Khảo sát, chọn địa điểm nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát và tham vấn cán bộ địa phương, địa điểm nghiên cứu được chọn là huyện Thường Xuân và Như Xuân. Thường Xuân và Như Xuân là 2 huyện miền núi có diện tích rừng lớn của tỉnh Thanh Hóa, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặt biệt là tài nguyên rừng; nguồn gen động thức vật phong phú; có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu; nguồn nhân lực dồi dào, giao thông thuận lợi (đường Hồ Chí Minh đi qua)…
Thông qua việc nghiên cứu qua 2 huyện có điều kiện để phát triển nhiều ngành nghề như nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đồng bộ, dân trí chưa cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động bất lợi đến tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt là tài nguyên rừng.
Một số hình ảnh nhóm nghiên cứu dự án đi khảo sát tại 2 huyện tỉnh Thanh Hoá.
Thông qua việc nghiên cứu, nhóm thực hiện dự án cho biết: Được sự ủng hộ của các cán bộ và người dân, họ sẵn sàng tham gia khi triển khai mô hình Các cơ quan, tổ chức, chính quyền đều quan tâm đế vấn đề này, sẽ phối hợp để thực hiện khi có đủ điều kiện. Có nhiều giải pháp công nghệ có thể lựa chọn.
Ngoài ra cũng có một số khó khăn như: Về tài chính, hiện nay kinh phí dành cho bảo vệ và phát triển rừng nói chung là còn khiêm tốn, không đủ khuyến khích người dân tập trung bảo vệ rừng.
Vì vậy khi triển khai môi hình FCIM cần phải có cơ chế rõ ràng từ nguồn thu và chi cho công đồng, nên tận dụng tất cả các nguồn tài chính từ các quỹ trong nước và ngoài nước. Cần phải có khoản tài trợ lớn từ các dự án, tài trợ để có thể xây dựng mạng lưới FCIM ban đầu và tập huấn sử dụng công nghệ giám sát rừng.
Phóng sự ảnh phát biểu của các đại biểu tham dự:
- Theo Hội Lâm nghiệp Việt Nam